Tin tức

Tham quan thực tế nhằm đổi mới chương trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng phục vụ cho nông nghiệp công nghệ cao

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên có cái nhìn thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, vừa qua khoa KTHH&MT đã tổ chức chuyến tham quan thực tế tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bình Dương vào ngày 7 tháng 8 năm 2017 vừa qua.

Tham gia chuyến đi gồm có thầy TS. Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long -  trưởng khoa KT HH &MT, Cô ThS. Lê Thị Thu Hương - phó khoa KT HH & MT, thầy TS Thái Xuân Du - cố vấn ngành Công nghệ Sinh học cùng những thầy cô là Trưởng ngành Công nghệ Hóa học, Công nghệ Sinh học và một số CB-GV trong Khoa.

Tọa lạc tại ấp Vườn ươm, xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, công ty TNHH xuất nhập khẩu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bình Dương chuyên sản xuất chuối chất lượng cao xuất khẩu, quy mô hơn 20 ha với thị trường chủ yếu là Trung Đông, Trung Quốc và một phần trong nước. Mỗi ngày công ty xuất khoảng  3 đến 6 xe container.

Trong chuyến đi, Tập thể CB-GV đã xem vườn chuối gần 50.000 cây và nắm bắt Quy trình trong sản xuất chuối chất lượng của công ty như sau: Đầu tiên là công đoạn làm đất, tạo đất nền giàu dinh dưỡng. Tiếp đến là trồng cây con. Cây con là  cây giống nuôi cấy mô được chọn lọc khỏe mạnh, sạch bệnh từ vườn ươm. Tiếp tục chăm sóc khoảng 7 tháng thu hoạch đợt thứ nhất. Mỗi một cây chuối chỉ cho ra một buồng chuối nặng khoảng 50 đến 80 kg. Thu hoạch đợt thứ nhất xong, thân cây chuối sẽ được chặt bỏ cùng với những cây con không khỏe mạnh, chỉ giữ lại một cây chuối con. Tiếp tục chăm sóc sau 5 đến 6 tháng sau thu hoạch đợt tiếp theo. Cứ như thế khoảng 6 đến 7 vụ tùy vào năng suất của cây con sẽ chặt bỏ và trồng lại cây con nuôi cấy mô mới ban đầu. Chuối thu hoạch đúng tuổi, trước khi đóng thùng qua khâu sơ chế, vệ sinh như cắt thành nải, rửa qua phèn và chất khử trùng rồi cho vào bao nilong hút chân không. Đầu tư một trang trại trồng chuối chất lượng cao như vậy, Anh Đàm Anh Tuấn, giám đốc công ty cho biết “Công ty đã xây dựng hệ thống tưới nước, bón phân, thu hoạch, đóng gói tự động, ….,Phân bón vi sinh nhập từ Nhật. Chia sẻ với chúng tôi, vị giám đốc trẻ này đã tự tin khẳng định rằng “Làm nông nghiệp công nghệ cao cần đầu tư mạnh vào giai đoạn đầu, đầu tư mọi thứ để có sản phẩm đạt chất lượng cao. Khi có sản phẩm đạt chất lượng cao rồi thì tự khắc sẽ có thị trường nên đầu ra sẽ không còn là vấn đề. Ví dụ, chuối đạt chất lượng phải đảm bảo các tiêu chí như vỏ không trầy, quả đồng đều, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng,…”

 

Hệ thống rửa chuối 

 

Giám đốc doanh nghiệp thảo luận với thầy, cô về chỉ tiêu chuối xuất khẩu

Khu vực đóng gói chuối

Thông qua chuyến đi, Các ngành Công nghệ Hóa học, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Môi trường và Công nghệ Sinh học đã nhìn thấy được những hướng đi cụ thể trước mắt đáp ứng cho ngành Công nghệ trồng chuối xuất khẩu nói riêng cũng như các ngành nông nghiệp khác theo hướng công nghệ cao với sự phát triển bền vững

Các thầy cô khoa KTHH & MT chụp hình lưu niệm

với giám đốc Đàm Anh Tuấn (Áo xanh ở giữa)

Xuân Thu theo nguồn ĐTTL.

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        5,243,421       1/704