ĐIỀU TRỊ
6.1 Nguyên tắc điều trị
6.2 Điều trị trĩ bằng y học hiện đại
6.2.1 Điều trị nội khoa
Tất cả trĩ nội độ 1 và độ 2 đều có thể điều trị nội bằng các thuốc dùng tại chỗ và chế độ ăn.
6.2.2 Chích xơ
Hình 6. Phương pháp điều trị trĩ: chích xơ và cột bằng dây cao su
6.2.3 Cột bằng dây cao su
6.2.4 Làm đông lạnh
6.2.5 Phẫu thuật
Nguyên tắc: cắt và cột sát gốc của búi trĩ, tránh hẹp hậu môn và không làm tổn thương cơ thắt.
Phương pháp Milligan – Morgan: cắt các búi trĩ chính chừa lại các cầu da niêm giữa các búi trĩ này.
Hình 7. Phẫu thuật điều trị trĩ: phương pháp Milligan – Morgan
Phương pháp Ferguson hay cắt trĩ kín. Cắt trĩ từng búi khâu lại phần da niêm đã cắt.
Hình 8. Phẫu thuật điều trị trĩ: phương pháp Ferguson
Phẫu thuật Whitehead: Nguyên tắc là cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm có các búi tĩnh mạch trĩ sau đó kéo niêm mạc phía trên khâu với da hậu môn. Phương pháp này có nhiều biến chứng như đau nhiều, tiêu không tự chủ, rỉ dịch hậu môn hay hẹp hậu môn nên ngày nay ít sử dụng.
Phương pháp treo hậu môn của Longo
Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler
Phương pháp này được Kazumasa Morinaga thực hiện lần đầu năm 1995. Dùng đầu dò siêu âm Doppler tìm 6 động mạch là các nhánh tận động mạch trực tràng trên và các nhánh này được khâu cột trên đường lược 2 cm. Làm giảm lượng máu tới các búi trĩ làm nhỏ thể tích búi trĩ và bảo tồn được đệm hậu môn.
Hình 9. Phẫu thuật điều trị trĩ: phương pháp khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler
Biến chứng sau phẫu thuật
Bí tiểu: thường gặp nhất.
Chảy máu: Chảy máu sớm sau mổ trong 48 giờ đầu tỉ lệ 1-2%. Chảy máu muộn khoảng 7-10 ngày do nhiễm trùng, hoại tử rụng cuống búi trĩ.
Đau sau mổ do phẫu thuật ở vùng có cảm giác đau nhiều và có thể khâu vào cơ thắt.
Phù nề hay chậm lành vết thương.
Tiêu không kiểm soát do cắt làm tổn thương cơ thắt.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Giảm đau: NSAID, paracetamol.
Kháng sinh: Ampicilin 1 g x 2 + Gentamycin 0,08 g / ngày x 5-7 ngày. Metronidazol 500 mg 3 lần/ ngày x 5-7 ngày.
Thuốc nhuận tràng.
Ngâm hậu môn (sitz bath) 2 lần một ngày.
Thăm ống hậu môn mỗi ngày 1 lần bằng ngón tay để tránh hẹp hậu môn.
6.3 Điều trị trĩ bằng y học cổ truyền
6.3.1 Bệnh trĩ theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền (YHCT), nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ.
YHCT chia trĩ nội ra làm 6 thể
Trĩ nội thể ứ trệ: hậu môn thốn, tức nặng.
Trĩ nội thể huyết ứ: trĩ có xung huyết.
Trĩ nội thể thấp nhiệt: trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.
Trĩ nội thể nhiệt độc: trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.
Trĩ nội thể khí huyết suy: trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân.
Trĩ nội thể tỳ khí suy: thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.
YHCT chia trĩ ngoại ra làm 3 thể
Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ.
Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc.
Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt.
6.3.2 Điều trị chung cho các thể
Dùng mật ong 1,5 g bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần.
Phèn chua (bạch phèn) 10 g hoặc thực diêm 30 g pha trong 3 lít nước ấm chia 3 lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10 - 15 phút.
6.3.3 Trĩ nội thể huyết ứ - khí trệ
(Trĩ độ I, II, III không có biến chứng)
Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết.
Nếu có táo bón gia: hắc chi ma 20 g, hoặc lá muồng 6 g.
Đại tiện ra máu nhiều gia: hắc địa du 12 g, hắc kinh giới 16 g, hắc hạn liên 16 g (không dùng hạn liên thảo).
6.3.4 Trĩ nội thể nhiệt độc
(Trĩ nội có biến chứng)
Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.
Gia: kim ngân hoa 12 g, liên kiều 10 g, bồ công anh 10 g; hoặc gia: sài đất 12 g, bồ công anh 12 g.
Nếu có táo bón gia: hắc chi ma 20 g, hoặc lá muồng 6 g.
Đại tiện ra máu gia: hắc địa du 12 g, hắc kinh giới 16 g, hắc hạn liên 16 g.
Nếu sưng đau nhiều gia: đan sâm 12 g, bạch chỉ 10 g.
6.3.5 Trĩ nội thể khí huyết suy
(Trĩ nội độ I, II, III có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể)
Pháp trị: bổ khí huyết, chỉ huyết.
Nếu có táo bón gia: hắc chi ma 20 g, hoặc lá muồng 6 g
Đại tiện ra máu nhiều gia: hắc địa du 12 g, hắc kinh giới 16 g, hắc hạn liên 16 g.
6.3.6 Trĩ nội thể tỳ khí suy
(trĩ nội độ IV, trĩ vòng)
Pháp trị: kiện tỳ bổ khí, hành khí thăng đề.
Nếu có táo bón gia: hắc chi ma 20 g, hoặc lá muồng 6 g.
Đại tiện ra máu gia: hắc kinh giới 16 g, hắc địa du 10 g, hắc chi tử 6 g.
6.3.7 Trĩ ngoại thể nhiệt độc
(Trĩ ngoại tắc mạch cấp: trĩ ngoại độ III)
Pháp trị: hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.
Bài thuốc: đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Gia: kim ngân hoa 12 g, liên kiều 10 g, bồ công anh 10 g; hoặc sài đất 12 g,
bồ công anh 12 g.
Nếu có táo bón gia: hắc chi ma 20 g, hoặc lá muồng 6 g.
Đại tiện ra máu gia: hắc địa du 12 g, hắc kinh giới 16 g, hắc hạn liên 16 g.
Nếu sưng đau nhiều gia: đan sâm 12 g, bạch chỉ 10 g.
6.3.8 Trĩ ngoại thể huyết ứ
(độ I và độ II )
Pháp trị: hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.
Nếu có táo bón gia: hắc chi ma 20 g, hoặc lá muồng 6 g.
6.3.9 Trĩ ngoại thể thấp nhiệt
(Trĩ ngoại độ IV)
Pháp trị: thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.
Nếu có táo bón gia: hắc chi ma 20 g, hoặc lá muồng 6 g.
DỰ PHÒNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS. Kim Ngọc Sơn
ThS. Ong Thị Tuyết